Lọc gió điều hòa ô tô là một bộ phận quan trọng, có tác dụng lọc bụi bẩn, vi khuẩn và các tạp chất khác trong không khí trước khi đưa vào khoang lái. Lọc gió điều hòa ô tô cũng giúp bảo vệ hệ thống điều hòa, tăng tuổi thọ và hiệu suất làm mát. Tuy nhiên, nếu không được vệ sinh đúng cách và thường xuyên, lọc gió điều hòa ô tô sẽ bị bám bụi, ẩm mốc và gây ra những hậu quả không mong muốn cho sức khỏe và an toàn của người lái và hành khách.
Vì sao cần vệ sinh lọc gió điều hòa ô tô?
Được thiết kế nằm ở cabin, lọc gió điều hòa ô tô như lá phổi của hệ thống điều hòa trên ô tô, bởi chi tiết này chứa than hoạt tính, có khả năng hấp thụ bụi bẩn và những mùi hôi khó chịu trong xe. Những bụi bẩn trong không khí ngoài môi trường sẽ được thiết bị này lọc sạch trước khi hút vào trong. Ngoài ra, một số loại lọc gió còn có thể khử mùi hay lọc tạp chất.
Rõ ràng, việc vệ sinh lọc gió điều hòa ô tô đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sức khỏe của những người ngồi trên xe. Hơn nữa, vệ sinh lọc gió máy lạnh ô tô thường xuyên và đúng cách sẽ giúp bộ phận này luôn hoạt động tốt, bền bỉ.
Sau thời gian dài sử dụng, lọc gió điều hòa ô tô không được vệ sinh hoặc thay thế sẽ dẫn đến tình trạng than hoạt tính bị bám cặn hoặc bụi bẩn lên bề mặt và tích tụ lại. Lúc này, than hoạt tính sẽ không thể hút thêm mùi hôi cũng như bụi bẩn để lọc không khí.
Đây chính là điều kiện thuận lợi cho nấm mốc, vi khuẩn trú ngụ trong xe phát triển, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp cho người ngồi trên xe.
Đồng thời, bụi bẩn gây cản trở luồng khí mát thổi ra từ hệ thống điều hòa khiến hệ thống hoạt động thiếu ổn định, lúc mát lúc không hoặc lạnh kém, kéo theo việc giảm công suất của động cơ dẫn đến tiêu tốn nhiên liệu cho xe ô tô.
Các bước vệ sinh lọc gió điều hòa ô tô
Bước 1: Lấy lọc gió ra khỏi vị trí, gõ nhẹ xuống sàn để bụi và cát kích thước lớn rơi ra.
Bước 2: Dùng máy xịt không khí (hoặc máy hút bụi), đưa vào các lớp bên trong làm bong các lớp bụi bẩn bám vào qua đó làm sạch lọc gió. Hiện nay, có nhiều dung dịch chuyên dụng hỗ trợ vệ sinh lọc gió. Bạn nên dùng súng xịt để làm sạch chứ không rửa lọc gió bằng nước.
Bước 3: Lưu ý tuyệt đối không chà rửa lọc gió bằng cách nhúng vào nước sẽ làm hỏng lọc gió, trường hợp nếu lọc gió quá bẩn không thể làm sạch hoặc bị rách thì nên thay lọc gió mới.
Bước 4: Sau khi làm sạch bụi bẩn, đem lọc gió lắp lại vị trí cũ. Lưu ý tránh lắp lọc gió ngược chiều.
Bước 5: Dùng tay nhấn nhẹ 4 góc giúp giăng lọc gió khít vào rãnh trong hộp chứa.
Bước 6: Lắp lọc gió đúng vị trí và tiến hành đậy nắp, cố định lại bằng chốt gài, bằng đai ốc hay vít cấy.
Bước 7: Cuối cùng là khởi động máy đệm ga lớn và dùng tay kiểm tra cổ góp gió xem có không khí hút vào hay không, phòng trường hợp bị nghẹt.
Tùy vào loại lọc gió, loại xe, môi trường khí hậu và độ dài quãng đường mà xe đã đi để làm cơ sở thay lọc gió mới. Tại Việt Nam, theo các chuyên gia ô tô thì bạn nên thay lọc gió vào thời điểm bắt đầu vào mùa hè, có thể thay sớm hơn khuyến cáo của nhà sản xuất khi bạn đi xe trong các khu vực nhiều khói bụi.
Bao lâu cần thay lọc gió điều hòa ô tô?
Sau một thời gian làm việc, màng lọc gió điều hoà ô tô sẽ bị bám bẩn. Điều này dễ làm cản trở lượng gió hút vào, nghiêm trọng hơn có thể gây tắc nghẽn, ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống điều hoà ô tô. Đây cũng chính là một trong các nguyên nhân dẫn đến nhiều lỗi điều hòa xe thường gặp như: điều hoà không mát, lúc mát lúc không, có mùi hôi…
Do đó cần phải vệ sinh hoặc thay lọc gió điều hoà ô tô định kỳ. Theo các nhà sản xuất xe khuyến cáo nên vệ sinh lọc gió điều hoà sau mỗi 5.000 – 10.000 km và thay lọc gió điều hoà mới sau mỗi 20.000 – 30.000 km.
Ngoài ra, khi thấy điều hòa ô tô có các dấu hiệu bất thường sau như xe có mùi hôi, điều hòa xe không mát, lúc mát lúc không, cửa gió bị đọng nước…cần kiểm tra lọc gió. Bởi rất có thể lọc gió ô tô đã quá bẩn gây tắc nghẽn khiến quạt không hút đủ gió.
CÔNG TY TNHH AN PHÚC THỊNH
- Hotline: 0947 950 999
- Fanpage: Tổng Kho Lốp Thanh Hóa – Công Ty An Phúc Thịnh
- Website: www.anphucthinh.vn
- Cở sở 1: Lô 44 Khu Công Nghiệp Tây Bắc Ga – P. Đông Cương – TP. Thanh Hóa (xem map)
- Cơ sở 2: Phố Cung – Xã Quảng Ninh – H. Quảng Xương – Thanh Hóa (xem map)
- Cơ sở 3: Số 64 Đại Lộ Lê Lợi – P. Đông Hương – TP. Thanh Hóa (xem map)
Views: 0