Cách lựa chọn cảm biến áp suất lốp ô tô đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng

on
Categories: Tin tức

Cảm biến áp suất lốp là trang bị an toàn giúp theo dõi thông tin về áp suất, nhiệt độ lốp đảm bảo lốp xe không bị xì hơi ở mức nguy hiểm, giúp tiết kiệm nhiên liệu và tạo cảm giác thoải mái cho người điều khiển phương tiện.

Cảm biến áp suất lốp là gì?

Cảm biến áp suất lốp (Tire Pressure Sensor) là bộ phận thuộc hệ thống cảnh báo áp suất lốp (Tire Pressure Monitoring System, viết tắt là TPMS). Cấu tạo chung thường gồm 3 bộ phận cơ bản: Cụm van cảm biến, bộ xử lý và màn hình hiển thị thông số. Hệ thống kiểm soát áp suất lốp này rất cần thiết trong quá trình vận hành sử dụng xe. Lốp ô tô không được bơm căng đúng cách (bao gồm cả bơm thừa và bơm thiếu hơi) khiến lốp xe mòn không đều và mòn nhanh hơn, rút ​​ngắn tuổi thọ sử dụng và ảnh hưởng đến sự an toàn khi lái xe.

Không những thế, áp suất lốp lệch chuẩn còn làm giảm tính ổn định, êm ái khi vận hành và điều khiển xe, đặt lốp xe vào trạng thái dễ bị hư hại dưới tác động từ điều kiện mặt đường. Việc sử dụng xe dưới điều kiện áp suất lốp tại các bánh chênh lệch nhau (do bơm lốp không đồng đều hoặc do có lốp bị xì hơi) gây khó khăn cho người dùng khi điều khiển xe, ảnh hưởng trực tiếp đến tính an toàn của xe. 

Nhờ có TPMS mà người dùng có thể theo dõi áp suất lốp thường xuyên, đảm bảo các chỉ số luôn ở mức tiêu chuẩn. Từ đó đảm bảo an toàn cho người điều khiển phương tiện và người lưu thông trên đường. Ngoài ra khi sử dụng TPMS, người dùng có thể dễ dàng phát hiện các sự cố liên quan đến lốp xe như lốp bị vật nhọn đâm thủng, rò rỉ van,… để có biện pháp xử lý kịp thời giúp kéo dài tuổi thọ cho lốp xe.

Bên cạnh đó, theo một nghiên cứu gần đây của Cơ quan An toàn Giao thông Cao tốc Quốc gia Mỹ (NHTSA), khi áp suất lốp xe giảm 1% thì mức tiết kiệm nhiên liệu sẽ giảm 0,3%. Do đó, lốp xe duy trì ở mức tiêu chuẩn sẽ giúp giảm thiểu lượng tiêu thụ nhiên liệu và khí thải ra môi trường.

Hai loại cảm biến áp suất lốp hiện nay

Dựa theo vị trí lắp đặt mà người ta chia cảm biến áp suất lốp thành 2 loại chính là cảm biến áp suất lốp gắn trong và gắn ngoài. Trong đó, cảm biến áp suất lốp gắn trong là loại có đầu cảm biến gắn bên trong lốp xe, van cảm biến sẽ thay cho van của lốp xe ban đầu. Sử dụng loại cảm biến này, người điều khiển xe có thể yên tâm, không lo bị mất trộm. Tuy nhiên, việc lắp đặt cũng như sửa chữa cảm biến áp suất lốp gắn trong được đánh giá khá phức tạp, cần có sự hỗ trợ của thợ tay nghề cao và cần thêm các dụng cụ chuyên dụng.

Đối với cảm biến áp suất lốp gắn ngoài sẽ có đầu cảm biến gắn vào đầu van bánh xe. Việc lắp đặt, sửa chữa cảm biến áp suất lốp gắn ngoài khá đơn giản, thuận tiện vì bạn không cần thiết phải tháo lốp hay cân bằng động. Nhưng vì được gắn ở bên ngoài nên tất nhiên dễ mất trộm hơn so với loại cảm biến gắn trong.

Hiện nay, TPMS được xem như hệ thống cảnh báo an toàn tiêu chuẩn, chính vì vậy mà nhiều nhà sản xuất ô tô thường trang bị sẵn thiết bị này như Toyota Corolla Cross, Toyota Camry, Toyota Land Cruiser,… Tuy nhiên, đối với những mẫu ô tô không được trang bị sẵn, người dùng có thể lắp đặt thêm TPMS ở trong hoặc ngoài lốp xe với mức chi phí hợp lý.

Trong suốt quá trình sử dụng người điều khiển phương tiện cũng cần một vài lưu ý đảm bảo cảm biến áp xuất lốp hoạt động tốt bằng việc thường xuyên kiểm tra và bảo trì cảm biến. Điều này rất quan trọng để đảm bảo sự an toàn và hiệu suất của hệ thống lốp xe. Nếu cảm biến áp suất lốp bị hỏng hoặc không hoạt động đúng cách, cần sửa chữa hoặc thay thế ngay để đảm bảo độ an toàn khi lái xe.

Theo quy định của nhà sản xuất nên kiểm tra cảm biến áp suất lốp ít nhất một lần mỗi năm hoặc sau mỗi lần thay lốp. Nếu phát hiện cảm biến bị lỗi hoặc không hoạt động đúng cách, cần sửa chữa hoặc thay thế ngay để đảm bảo an toàn khi sử dụng. Khi thay thế lốp, cần chắc chắn rằng cảm biến được đặt lại vào vị trí đúng và kết nối đúng cách. Nếu không, cảm biến có thể không hoạt động đúng cách và dẫn đến các vấn đề về an toàn khi lái xe.

CÔNG TY TNHH AN PHÚC THỊNH

Views: 0